HỌ HOÀNG NHÂN NGHĨA XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH, ĐÂY LÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỌ HOÀNG, THÔN NHÂN NGHĨA, XÃ YÊN NGHĨA, HUYỆN, Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH. QUÝ KHÁCH ĐÃ ĐẾN THĂM TRANG THÔNG TIN HỌ HOÀNG NHÂN NGHĨA, HỌ HOÀNG NHÂN NGHĨA XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH

Nam Định


Vị trí: Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía đông nam là biển Đông, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Toạ độ địa lý: 19o53'-20o vĩ độ Bắc, 105o55'-106o37' kinh độ Đông 
Diện tích: 1652,29 km(bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn.
Địa hình: tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tỉnh tập trung một số ít đồi núi thấp như Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là Thương Sơn, Mai Sơn – Ý Yên), Côi Sơn (còn gọi là núi Gôi), Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản)… Dưới chân núi thường có những dòng sông nhỏ chảy quanh tạo nên cảnh trí  hữu tình. Non Côi – sông Vị là những danh thắng đại diện cho Nam Định mà cả nước nhiều người biết đến. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển.

Khí hậu: Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình: 23o–24oC. Độ ẩm trung bình: 80–85%. Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650–1700 giờ. Lượng mưa trung bình: 1750–1800 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió trung bình: 2–2,3 m/s. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4–6 cơn bão/ năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).
Thuỷ văn: Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình. Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện Ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ) và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng). Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của sông Hồng chảy sang sông Đáy hoặc đổ ra biển. Từ bắc xuống nam có sông Đào làm địa giới quy ước cho hai vùng nam bắc tỉnh, sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác (thường gọi là Gót Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa Hà Lạn.
Động thực vật: Tính đến năm 2000, toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật, động vật cả nước.
Dân cư: Dân số: 2000160 người (năm 2008). Mật độ dân số trung bình: 1211 người/km². Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.\
Kinh tế: Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước. Tổng sảnphẩm trong tỉnh ước đạt 9458 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2008 (kếhoạch tăng 7%). GDP bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng (kế hoạch 10,5 triệu đồng). Năm 2008 Cơ cấu kinh tế là: Nông lâm thuỷsản: 30,5 %; Công nghiệp, xây dựng: 35,1%; Dịch vụ: 34,4%. Năm 2009 Cơ cấu kinh tế kế hoạch là: Nông lâm thuỷ sản: 29,8% (Ước thực hiện: 30,1%); Công nghiệp, xây dựng: 35,8% (Ước TH: 35,6%); Dịch vụ: 34,4% (Ước TH: 34,3%).Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt210 triệu USD (kế hoạch 200 triệu USD). Tổng nguồn vốn đầu tư xã hộitrên địa bàn tỉnh ước thực hiện 8800 tăng 19,4% (kế hoạch tăng 10%).
Hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi:
■ Đường bộ: Quốc lộ 21 từ Hoà Bình qua Phủ Lý tới thành phố Nam Định rồi đi cảng Hải Thịnh (đoạn qua Nam Định dài 75 km). Quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km). Tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi Ý Yên dài 20 km. Tỉnh lộ 57 từ Cát Đằng đi Yên Thọ (Ý Yên) dài 17 km. Tỉnh lộ 55 từ Nam Định đi nông trường Rạng Đông dài 51 km. Đường 56 liên tỉnh từ Bình Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hưng), Yên Định (Hải Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thuỷ) dài 70 km.
 Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy suốt Bắc Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát Đằng. 
 Đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ.
Khu điểm tham quan du lịch:
- Thành phố Nam Định
- Quần thể di tích lịch sử văn hoá Trần
- Quần thể di tích lịch sử văn hoá Phủ Dày
- Cụm di tích lịch sử văn hoá: Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện và làng văn hoá Hành Thiện
- Bãi biển Thịnh Long
- Bãi biển Quất Lâm
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng Đông
- Làng nghề cây cảnh Vị Khê
- Làng nghề đúc đồng Tống Xá
- Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên
- Làng nghề ươm tơ Cổ Chất và dệt đũi Cự Trữ
- Phường rối nước làng Rạch...
Lễ hội tiêu biểu 
TT
Tên lễ hội
Thời gian
(âm lịch)
Địa điểm
1
Hội đền Giáp Nhất
6 - 7/1
Xã Quang Trung, huyện Vụ Bản
2
Hội đền Đá
6/1
Xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực
3
Hội chợ Viềng
7 - 8/1
Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản / Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực
4
Lễ khai ấn
14 - 15/1
Đền Trần, TP Nam Định
5
Hội đền Y Lư
8 - 10/2
Thôn Y Lư, xã Nam Hoa, huyện Nam Trực
6
Hội chùa Phúc Hải
1 - 3/3
Thôn Kim Đệ, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
7
Hội Phủ Dầy
3 - 8/3
Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản
8
Hội đền Đông
5 - 15/3
Thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản
9
Hội chùa Ninh Cường
17/5
Thôn Giáp Nhì, xã Tức Cường, huyện Hải Hậu
10
Hội đền Lựu Phố
15/8
Thôn Lựu Phố, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc
11
Hội đền Trần-chùa Tháp
15 - 20/8
Phường Lộc Vượng, TP Nam Định
12
Hội đền Xám
17 - 20/8
Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực
13
Hội đền chùa Hạ Kỳ
10/8
Thôn Hạ Kỳ, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng
14
Hội chùa Keo Hành Thiện
12 - 15/9
Thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường
15
Hội chùa Cổ Lễ
16 - 20/9
Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh
16
Hội đền Din
1 - 10/12
Xã Nam Dương, huyện Nam Trực
17
Hội đền vua Đinh
24/12
Thôn Dương Hồi, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên

Thành Phố Nam Định
Cầu Đò Quan bắc qua sông Đào chảy giữa lòng thành phố

Vị trí: Thành phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định, nằm ở khu vực phía bắc tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía đông nam. Là nơi hội tụ các tuyến đường 10, 12, 21, 38, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, sông Đào chảy giữa lòng thành phố, điều kiện giao thông thuận lợi.

Diện tích:        46,25 km²         
Dân số:        249.534 người (2008)

Hành chính: Bao gồm 20 phường và 5 xã ngoại thành (phường Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc,Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hạ Long, Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Văn Miếu, Phan Đình Phùng, Trường Thi, Trần Quang Khải, Thống Nhất, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Cửa Nam; xã Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá, Nam Phong, Nam Vân)

Lịch sử: Thành phố Nam Định xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, lộ Thiên Trường, có làng Tức Mặc-quê hương của nhà Trần, có sông Vị Hoàng và quân doanh Vị Hoàng bảo vệ cho hành cung Thiên Trường. Năm 1262, nhà Trần lập thành Nam Định, biến nơi đây trở thành trung tâm đô thị lớn thứ hai của cả nước, chỉ sau Thăng Long. Năm 1400, nhà Trần suy vong, phủ Thiên Trường mất vị trí vương đô. Đến thời Hậu Lê, lộ Thiên Trường được đổi thành Sơn Nam thừa tuyên, trị sở hành chính chuyển vào Vân Sàng (tỉnh Ninh Bình). Đời Nguyễn, cùng với việc dời trị sở trấn Sơn Nam về Vị Hoàng, vua Gia Long còn cho đắp toà thành bằng đất trên địa hạt làng Vị Hoàng và Năng Tĩnh. Dưới thời Minh Mạng, tường đất được thay thế bằng tường gạch cao 5m, chu vi 3,5km, có hào sâu bao bọc, trong thành có cột cờ dựng năm 1842. Năm 1889 một chủ đầu tư người Pháp đã đến đây xây dựng nhà máy Sợi, các chủ đầu tư khác tiếp tục cho dựng nhiều nhà máy: nhà máy Tơ, nhà máy Điện, nhà máy Nước, nhà máy Chai, nhà máy Rượu... Lĩnh vực chính thuộc về dệt và sản phẩm dệt may, đã nổi tiếng trên thế giới, đưa thành phố Nam Định trở thành "Thành phố Dệt". Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh; 1991-1996 trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà và từ 6-11-1996, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Ngày 24 - 9-1998,thành phố Nam Định được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố là đô thị loại II, sau chặng đường 12 năm phát triển, ngày 28-11-2011 thành phố được nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh theo Quyết định số 2106/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng thời được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Đặc điểm: Thành phố Nam Định có đến 40 phố cổ mà tên phố gắnvới tên nghề: Hàng Tiện, Hàng Đồng, Hàng Sắt, Hàng Thao, Hàng Đường, Hàng Giấy, Hàng Mũ, Hàng Dầu, Hàng Rượu, Hàng Thiếc… Hiện nay, phần lớn chúng không giữ được tên cổ và cũng không còn bán các mặt hàng truyền thống nhưng phảng phất dáng vẻ cổ kính và vẫn là những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất. Hoa gạo rực  trời tháng ba dọc đường Văn Miếu, ngã tư Cửa Đông, hồ Vị Xuyên được coi là loài cây tượng trưng cho sự hiên ngang, ý chí quật cường của người dân thành phố anh hùng. Cầu Đò Quan thay cho bến Đò Quan xưa, nối đôi bờ sông Đào mở ra triển vọng về một thành phố khang trang, rộng lớn hai bên sông.

Khu điểm tham quan du lịch: Khu di tích lịch sử văn hoá Trần, Bảo tàng tỉnh, cột cờ Nam Định, nhà số 7 phố Bến Ngự, khu chỉ huy sở nhà máy Dệt, bảo tàng nhà máy Dệt Nam Định, cửa hàng ăn uống dưới hầm, cửa hàng cắt tóc dưới hầm, tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đặt trước Nhà hát 3/2, công viên Vị Xuyên, công viên văn hoá Tức Mặc...

Lễ hội tiêu biểu: Lễ khai ấn đền Trần, lễ hội đền Trần-chùa Tháp...

Đặc sản: Phở Nam Định, giò lụa, chè kho, bánh cuốn làng Kênh, bánh gai Bà Thi, bánh trôi, bánh chay, bánh khúc, kẹo Sìu Châu, kẹo dồi, chuối ngự...

Một góc thành phố Nam Định